Tết Trung Thu 2024 ngày mấy? Những điều thú vị bạn chưa biết
Tết Trung Thu là dịp lễ quan trọng trong truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam, là dịp người thân sum vầy, trẻ em được phá cỗ trăng rằm, tìm hiểu về phong tục truyền thống dân tộc gợi nhớ về cội nguồn tổ tiên. Vậy hãy cùng BSG Event tìm hiểu những nét độc đáo về ngày tết truyền thống này nhé!
Tết Trung Thu 2024 ngày mấy?
Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và phổ biến của người dân châu Á, đặc biệt là các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các quốc gia Đông Á khác. Vào thời gian này, người dân đã thu hoạch xong vụ mùa của mình và bắt đầu tổ chức những lễ hội, trong đó có lễ hội Trăng Rằm.
Như mọi người đã biết ngày Tết Trung Thu diễn ra cố định vào ngày 15/8 âm lịch, còn theo dương lịch năm nay rơi vào Thứ ba, ngày 17/9/2024.
Những điều bạn chưa biết về Tết Trung Thu
Nguồn gốc của Tết Trung Thu gắn với những câu chuyện li kì
Lễ hội Trung Thu có lịch sử hơn 3.000 năm. Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.
Sự tích Hằng Nga và và Hậu Nghệ
Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.
Một lần Hậu Nghệ gặp Tây Vương Mẫu được cho viên thuốc để trở thành người bất tử nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử. Tuy nhiên vì bản tính tò mò, Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc, bay lên bầu trời. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được Mặt Trăng. Hậu Nghệ vô cùng hối hận và thương nhớ nàng bền sai người lập bàn hương án, đặt lên những món đồ Hằng Nga thích để tế lên nàng nơi cung trăng. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào đêm Trung thu cũng được truyền đi trong dân gian.
Sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Sự tích chú Cuội lên cung trăng
Tương truyền ngày xưa, Cuội lên núi đốn củi, thấy đàn hổ con nên Cuội đã giết chúng. Đúng lúc đó hổ mẹ về, Cuội sợ quá leo lên cây để trốn. Thấy con mình đã chết, hổ mẹ liền tha xác hổ con đến một gốc cây to rồi bứt lá cây mớm cho hổ con; sau đó đàn hổ con liền sống lại. Cuội biết rằng đây là cây thuốc quý nên đã đánh gốc cây mang về nhà trồng. Vì thế mà Cuội đã cứu được rất nhiều người nhờ lá cây ấy. Loài cây quý chỉ thuận tưới nước sạch, nếu bị tưới nước bẩn thì sẽ bay đi ngay.
Một hôm, vợ Cuội bị một đám ác bá đến giết hại. Biết Cuội có cây thuốc quý có thể cứu người nên chúng đã mổ bụng lấy hết nội tạng của vợ Cuội. Cuội về nhà thấy vợ đã chết, không còn cách nào, liền mổ bụng của một con chó để lấy nội tạng thay cho vợ mình. Nhưng từ khi sống lại, cô vợ lúc nhớ lúc quên. Một lần Cuội đi đốn củi, vợ Cuội ở nhà đã tưới nước bẩn vào cây quý.
Vì vậy, cây quý liền bật gốc bay lên trời. Vừa lúc đi đốn củi về, Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định kéo cây lại nhưng không được, cây vẫn cứ thế mà bay lên, không sức nào cản nổi. Cuội nhất định không chịu buông tay ra, không ngờ Cuội bị cuốn theo cây và rồi chàng Cuội bay lên cung trăng. Từ đấy, Cuội ở luôn cung trăng với cây quý của mình". Giờ đây, mỗi khi nhìn lên cung trăng, người ta thường thấy hình ảnh một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, và sự tích chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng có từ thuở đó.
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu
Tết Trung Thu mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc và đa dạng tùy theo từng vùng miền và văn hóa. Tết Trung Thu được coi là dịp Tết của trẻ em. Tết Trung Thu còn là thời điểm để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Người thân xa xứ thường về quê để cùng nhau ăn tết và thưởng thức các món ăn truyền thống.
Tết Trung Thu cũng là dịp để tôn vinh và cầu nguyện cho tổ tiên. Người ta thường đặt bàn thờ trên đó đặt bánh trung thu và các món quà, và thực hiện các nghi lễ tôn giáo để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên.
Một trong những hoạt động phổ biến nhất trong Tết Trung Thu là rước đèn. Trẻ em và người lớn đều cùng nhau tạo ra những chiếc đèn đa dạng và sáng tạo, sau đó rước đèn khắp nơi, tạo nên không khí rực rỡ và màu sắc đặc trưng của lễ hội.
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BSG VIỆT NAM
Tổ chức sự kiện – Teambuilding_ Tiệc sự kiện
Đường dây nóng: 0902.04.6626 – 0987.81.2626
Địa chỉ: Số 56/337 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD Hà Nội: Ngõ 83 đường Tân Triều mới, Thanh Trì, Hà Nội
VPGD Hồ Chí Minh: Số 14 Đường 85, Tân Quy, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Mail: truyenthongbsg@gmail.com