Khám phá các trò chơi trong tổ chức trung thu
Chúng ta cùng khám phá các trò chơi trong tổ chức trung thu cùng con được vui đùa phá cỗ và chơi những trò chơi dân gian thú vị. Trong đêm trông trăng bạn có thể tổ chức cho lũ trẻ một số trò chơi như sau.Hãy cùng BSG Event khám phá nhé.
Bịt mắt đập niêu
Trò bịt mắt đập niêu không chỉ trẻ em mà còn dành cho cả người lớn. Thể lệ cuộc chơi vô cùng đơn giản. Cần có ít nhất 2 đội, mỗi đội có 2 người. Trò chơi này cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể chơi. Cách chơi như sau:
Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng. Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu. Nếu không có niêu thì có thể dùng thú nhồi bông. Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói cho người được cõng. Đội nào đập trúng đầu tiên sẽ thắng. Trò này mà có trống đánh kèm thì vô cùng kích thích. Trò bịt mắt đập niêu thường xuất hiện trong các dịp lễ đặc biệt như trung thu hay hội làng.
Trò úp lá khoai
Trò úp lá khoai chơi vô cùng đơn giản. Mỗi người chơi ngồi thành 1 vòng sau đó úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu chơi, mọi người cùng đọc “úp lá khoai” sau đó ngửa bàn tay nhau. Vừa úp vừa ngửa tay vừa hát.
” Mười hai chong chóng. Đứa mặc áo trắng. Đứa mặc áo đen. Đứa xách lồng đèn. Đứa cầm ống thụt. Thụt ra thụt vô có thằng té xuống giếng có thằng té xuống sình. Úi chà úi da”.
Người nào sau khi kết thúc bài đồng ca mà úp sai sẽ thua và phải chịu phạt.
Rồng rắn lên mây
Với trò chơi này, trẻ cần có một nhóm từ 5 người trở lên, một bé đóng vai người chủ đứng/ngồi tại chỗ, những trẻ còn lại xếp hàng nối đuôi nhau, vừa đi vừa đọc: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” và tạm dừng bước trước mặt ông chủ.
Ông chủ có thể trả lời có hoặc không, nếu đáp là “không”, nhóm trẻ sẽ đi và tiếp tục hỏi lại những câu hát trên cho tới khi nào ông chủ đáp “có”. Khi đó, nhóm trẻ sẽ hỏi lại: “Ông xin khúc nào?”, ông chủ có thể đáp: “Cho xin khúc giữa/đuôi?”, liền đó cả nhóm sẽ hát: “Tha hồ mà đuổi”.
Sau câu trả lời đó của nhóm trẻ, người đóng vai ông chủ phải chạy sao cho chạm được “khúc” (người) mà mình đã xin. Trẻ đứng ở đầu nhóm phải cố gắng dang tay che cho người phía sau (trẻ mà ông chủ vừa “xin”) không bị bắt. Nếu ông chủ bắt được trẻ đó thì người này sẽ đóng vai ông chủ và tất cả chơi lại từ đầu.
Chuột nhử mèo
Cả nhóm (có thể gồm 6 – 7 em hoặc nhiều hơn) sẽ oẳn tù tì tìm người đóng vai chuột, các thành viên còn lại là mèo. Các bạn đóng vai mèo ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào giữa, để hai tay khum lại phía sau lưng để đón mồi.
Em nhỏ đóng vai “chuột” tay cầm chiếc khăn (mồi) cứ thế chạy quanh khắp phái ngoài vòng tròn. Trong quá trình chạy, “chuột” phải kín đáo thả khăn sau lưng một bạn “mèo” nào đó và cố gắng đừng để người ấy phát hiện.
Sau khi chạy hết một vòng, nếu “chuột” phát hiện thấy “mèo” đó chưa biết có khăn mồi ở sau lưng, thì “chuột” có quyền cầm khăn mồi lên và quất mạnh vào vai và lưng của chú mèo mất cảnh giác… Khi đó em nhỏ đóng vai “mèo” bị thua phải đứng dậy, chạy quanh để tránh đòn và lập tức về ngồi lại chỗ cũ thì mới thoát.
Nếu “mèo” nhanh trí phát hiện khăn mồi ở sau lưng, thì cần lập tức cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi “chuột” quanh vòng tròn. Để thắng cuộc, “chuột” phải chạy nhanh hết vòng, né được đòn và ngồi vào vị trí của “mèo” bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với chú “chuột” mới chính là em nhỏ đóng vai “mèo” thắng cuộc.
Đốt pháo hạt bưởi
Đốt pháo hạt bưởi là trò chơi thú vị dịp Tết Trung thu, khiến cho mỗi đứa trẻ phải cười vang khi tham gia vì thích thú. Để chuẩn bị cho trò chơi này, dịp sát Rằm tháng 8, sau mỗi lần ăn bưởi trẻ nhỏ cần khéo léo thu gom hạt bưởi đem đi phơi.
Sau khi đã tích trữ được một lượng hạt bưởi kha khá, trẻ nhỏ cần kiếm những sợi dây thép nhỏ để xâu chuỗi số hạt bưởi này thành các tràng dài. Để cẩn thận, những tràng hạt này sẽ được buộc vào một cái gậy để làm tay cầm, giúp trẻ tránh bị bỏng khi chơi.
Trong hạt bưởi có tinh dầu nên khi đốt sẽ tỏa ra một hương thơm vô cùng dễ chịu. Trẻ nhỏ khi ấy thi nhau hít hà và nhìn nhau cười đầy thích thú.
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BSG VIỆT NAM
Tổ chức sự kiện – Teambuilding_ Tiệc sự kiện
Đường dây nóng: 0902.04.6626 – 0987.81.2626
Địa chỉ: Số 56/337 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD Hà Nội: Tổ 19 Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
VPGD Hồ Chí Minh: Số 14 Đường 85, Tân Quy, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Mail: truyenthongbsg@gmail.com